Bạn mệt mỏi vì cảm thấy khó chịu sau khi đeo kính cận trong thời gian dài? Người bị cận phải thường xuyên đeo kính để hỗ trợ tầm nhìn. Tuy nhiên, đeo kính không đúng cách khiến mặt không cải thiện thị lực mà còn tăng độ cận nhanh chóng.
Chúng tôi đã tổng hợp một số thông tin bổ ích về việc đeo kính cận đúng cách. Dưới đây là một số lời khuyên để đảm bảo rằng bạn có thể đeo kính thoải mái và không bị mỏi.
1. Tại Sao Cần Đeo Kính Cận Đúng Cách?
Kính cận không chỉ giúp cải thiện thị lực mà còn giúp bảo vệ mắt khỏi các tác động tiêu cực như mỏi mắt, căng thẳng thị giác. Tuy nhiên, nếu đeo kính không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề như tăng độ cận, nhức đầu, chóng mặt và ảnh hưởng đến sức khỏe mắt.

2. Cách Đeo Kính Cận Đúng Cách
a. Chọn Kính Cận Phù Hợp
- Kiểm tra độ cận định kỳ: Để chọn kính có độ phù hợp với tình trạng mắt.
- Lựa chọn tròng kính chất lượng: Tròng kính chống ánh sáng xanh, chống tia UV giúp giảm tác động tiêu cực đến mắt.
- Gọng kính phù hợp với khuôn mặt: Đảm bảo kính ôm vừa vặn, không quá chặt hoặc quá lỏng.
b. Đeo Kính Đúng Cách
- Đeo kính đúng vị trí: Kính cần nằm ngang với tầm mắt, không quá cao hoặc quá thấp.
- Không chạm tay vào tròng kính: Điều này giúp tránh làm bẩn và trầy xước kính.
- Thường xuyên lau kính: Dùng khăn mềm và dung dịch chuyên dụng để vệ sinh kính.
c. Thời Gian Đeo Kính Hợp Lý, Đeo Kính Cận Đúng Cách
- Không đeo kính liên tục cả ngày: Nếu không cần thiết, nên tháo kính khi không sử dụng để giúp mắt thư giãn.
- Thực hiện bài tập mắt: Massage mắt, chớp mắt thường xuyên để giảm căng thẳng cho mắt.
- Tránh để mắt làm việc quá sức: Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt khi làm việc với màn hình máy tính.
Vậy nên đeo kính cận như thế nào? Đầu tiên, bạn đến các cơ sở đo khám mắt uy tín để kiểm tra chính xác tật khúc xạ và nhận tư vấn về cách đeo kính cận đúng cách. Lựa chọn gọng và tròng kính chính hãng giúp phù hợp với gương mặt.
Chọn gọng kính không quá chặt hoặc quá lỏng. Nếu chúng quá chật, có thể gây đau đầu, khó chịu khi đeo. Nếu quá lỏng, chúng sẽ không cố định và thường xuyên trễ kính xuống. Chọn gọng kính vừa vặn nhưng vẫn thoải mái trên sống mũi và tai của bạn.
3. Không dùng chung kính với người khác
Tùy mức độ mắt, bạn đeo kính đúng độ cận của bản thân. Mỗi người có tật khúc xạ khác nhau, bạn phải đeo kính cận đúng cách, tránh mang sai lật độ khiến mắt điều tiết không thích hợp, gây nên tình trạng đau đầu, choáng váng.
Ngoài ra, khi bạn dùng chung kính mắt có thể khiến vi khuẩn và nhiễm trùng lây lan. Nhiều trường hợp trên thế giới đã ghi nhận, tình trạng sử dụng chung kính không phải đeo kính cận đúng cách, vì nó khiến lây lan một số bệnh nhãn khoa.
Do đó, lời khuyên cho bạn: mỗi người nên có một bộ kính mắt riêng và giữ chúng trong tình trạng sạch sẽ và tốt nhất. Sử dụng khăn mềm để vệ sinh kính thường xuyên, không nên chia sẻ hay dùng chung kính với người khác.
4. Đeo kính đúng độ cận
Nếu bạn đeo kính không đúng mức độ cận, giống như việc bạn dùng chung kính với người khác, đây không phải là một cách đeo kính cận đúng cách. Sự sai lệch độ cận làm mắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đeo kính là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị chứng cận thị. Tròng kính đóng vai trò như một thấu kính hội tụ đưa ánh sáng tập trung vào võng mạc, giúp mặt nhìn rõ ràng vật thể ở khoảng cách xa.
Nếu kính mắt không đúng độ, tia sáng không hội tụ đúng tiêu điểm võng mạc. Lúc này, mắt bạn theo cơ chế cơ thể, bắt buộc điều tiết để nhận lấy hình ảnh. Đây là nguyên nhân mặt chịu áp lực và gây nhức đầu, chóng mắt.
5. Những Sai Lầm Khi Đeo Kính Cận

a. Đeo Kính Không Đúng Độ Cận
Đeo kính sai độ cận có thể gây ra mỏi mắt, nhức đầu và tăng nguy cơ tăng độ cận nhanh chóng. Vì vậy, cần kiểm tra mắt định kỳ để thay đổi kính phù hợp.
b. Không Vệ Sinh Kính Đúng Cách
Việc lau kính bằng áo hoặc khăn giấy khô có thể làm xước tròng kính. Thay vào đó, hãy sử dụng khăn chuyên dụng để làm sạch kính.
c. Đeo Kính Khi Không Cần Thiết
Nếu độ cận nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, có thể không cần đeo kính thường xuyên để mắt không phụ thuộc quá mức vào kính.
5.1. Cách Bảo Quản Kính Cận Đúng Cách
- Để kính vào hộp khi không sử dụng: Tránh kính bị trầy xước hoặc gãy.
- Không để kính ở nơi nhiệt độ cao: Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào kính, vì có thể làm biến dạng gọng và ảnh hưởng đến tròng kính.
- Dùng hai tay khi tháo kính: Giúp tránh làm lệch gọng kính.
5.2. Tập Luyện Giúp Giảm Cận Thị
Ngoài việc đeo kính đúng cách, bạn cũng nên thực hiện một số bài tập giúp mắt thư giãn:
- Nhìn xa 20 giây sau mỗi 20 phút làm việc gần
- Massage vùng quanh mắt để tăng cường tuần hoàn máu
- Ăn uống đủ dưỡng chất giúp mắt khỏe mạnh